Kinh tế Đài_Loan

Bài chi tiết: Kinh tế Đài Loan

Tình hình phát triển

Đài Bắc 101 là tòa nhà cao nhất thế giới từ năm 2004 đến năm 2010Tuntex Sky tại Cao Hùng là tòa nhà cao thứ hai tại Đài LoanQuang cảnh thành phố Đài Trung

Sau khi dời sang Đài Loan vào năm năm 1949, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đề xuất nhiều kế hoạch kinh tế, trong thập niên 1960 phát triển thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa định hướng xuất khẩu. Ngày nay, chính phủ dần giảm thiểu can dự vào đầu tư và ngoại thương, một số ngân hàng quốc hữu và doanh nghiệp quốc doanh liên tục được tư hữu hóa[327]. Năm 2014, tổng sản phẩm quốc nội đạt 523,567 tỷ USD, GDP/người đạt 22.317 USD[328]. Chấp hành chính sách, xuất khẩu thương phẩm, đầu tư sản xuất trở thành động lực chủ yếu của cải cách sản xuất[329], sản phẩm cơ giới công nghiệp là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất[330]. Xuất siêu khổng lồ khiến dự trữ ngoại hối của Đài Loan chỉ đứng sau nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản và Nga (2014)[331][332], dự trữ ngoại hối cuối tháng 7 năm 2015 là 421,96 tỷ USD[333]. Đài Loan cùng với Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore được xếp vào nhóm Bốn con rồng châu Á[334]. Năm 2014, GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương của Đài Loan là 45.853,742 USD, xếp thứ 19 thế giới[335].

Năm 2015, Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp Đài Loan ở vị trí thứ 14[336]. Căn cứ theo thống kê của Bộ Tài chính Trung Hoa Dân Quốc, năm 2014 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 588,07 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt là 313,84 tỷ USD và 274,23 tỷ USD[337]. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 32,1% GDP vào năm 1952[338], và giảm xuống còn 1,7% vào năm 2013[339]. Không giống các quốc gia như Hàn Quốc hay Nhật Bản, kinh tế Đài Loan chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thay vì các tập đoàn quy mô lớn[340]. Đài Loan nhập khẩu nhiều nhất từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[341], Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ả Rập Xê Út và Hàn Quốc[342], các quốc gia Đài Loan xuất khẩu nhiều nhất là nước Cộng hòa Nhận dân Trung Hoa, Hồng Kông, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Singapore, các đối tác mậu dịch chủ yếu khác là Malaysia, Đức, Úc, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan[343].

Năm 2008, Đài Loan đầu tư sang nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hơn 150 tỷ USD[344], ước tính có 50.000 thương gia, và một triệu doanh nhân Đài Loan cùng thành viên gia đình định cư tại Trung Quốc đại lục[345]. Nhằm giảm giá thành sản xuất, rất nhiều ngành công nghiệp chế tạo và công nghiệp thâm dụng lao động chuyển dời từ Đài Loan sang Trung Quốc đại lục và Đông Nam Á, gây ra tình trạng phi công nghiệp hóa[346][347]. Tình trạng này khiến tỷ lệ thất nghiệp đạt mức cao nhất kể từ khủng hoảng dầu mỏ[348], từ năm 2000 đến năm 2008 tỷ lệ thất nghiệp bình quân vượt quá 4%[349][350]

Giao thông vận tải

Đường sắt cao tốc Đài Loan khánh thành năm 2007.Tuyến đường Tam Dân đông đúc tại Đài Trung.

xxxxthumb|left|250px|Cảng Cao Hùng là cảng lớn nhất tại Đài Loan]

Bộ Giao thông Trung Hoa Dân Quốc chịu trách nhiệm về mạng lưới giao thông quy mô lớn tại Đài Loan, Sở Nghiên cứu Vận tải thuộc bộ này được lập ra nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông[351]. Hệ thống công lộ của Trung Hoa Dân Quốc theo quy định phân thành quốc đạo, tỉnh đạo, thị đạo, huyện đạo, khu đạo và hương đạo, ngoài ra còn có công lộ chuyên dụng[352]. Hệ thống công lộ và cầu trên đảo Đài Loan tổng cộng dài khoảng 47.000 km[353], đại bộ phận tập trung tại khu vực miền tây phát triển hơn[354]. Hai tuyến đường dài nhất đều liên kết miền bắc và miền nam Đài Loan, lần lượt là Công lộ cao tốc Trung Sơn thông xe năm 1978 và dài 373 km, Công lộ cao tốc Formosa thông xe năm 1997 và dài 432 km[355]. Ngoài ra, khu vực phát triển tại miền đông cũng có tuyến đường có thể đi với tốc độ cao[356], từ Đài Bắc đến huyện Nghi Lan có đường hầm Tuyết Sơn và Công lộ cao tốc Tương Vị Thủy[357][358].

Trên lĩnh vực vận tải công cộng, các địa phương lập điểm phục vụ xe buýt đường dài trên quy mô lớn, trong năm 2008 ước tính có 7.200 lượt phục vụ xe buýt đường dài. Cục Quản lý Đường sắt Đài Loan quản lý một mạng lưới đường sắt dày đặc, hệ thống vận tải đường sắt ước tính dài khoảng 1.066,6 km[359]. Căn cứ thống kê năm 2013, số lượt người sử dụng mạng lưới đường sắt của cục hàng ngày là 622.705[360]. Tháng 1 năm 2007, chính phủ ủy thác Công ty Đường sắt cao tốc Đài Loan kinh doanh hệ thống đường sắt cao tốc Đài Loan dài 345 km. Đường sắt cao tốc rút ngắn thời gian đi lại giữa các đô thị lớn, thời gian di chuyển giữa Đài Bắc và Cao Hùng giảm chỉ còn 90 phút, năm 2013 có tổng cộng 47,49 triệu lượt người đi đường sắt cao tốc[361]. Đại đô thị Đài Bắc và khu vực đô thị của Cao Hùng có hệ thống tàu điện ngầm, các hệ thống tàu điện ngầm tại Đài Trung và Đào Viên đang được xây dựng[358][362].

Trên đảo Đài Loan có 7 thương cảng trọng yếu[363], 5 cảng vận chuyển quốc tế chủ yếu là cảng Cơ Long, cảng Tô Áo, cảng Đài Trung, cảng Cao Hùng và cảng Hoa Liên; chính phủ lập khu cảng mậu dịch tự do tại cảng Tô Áo, cảng Đài Bắc, cảng Đài Trung, cảng An Bình và cảng Cao Hùng[364]. Đến cuối năm 2013, tổng cộng 72 cảng có hoạt động kinh doanh, lượng hàng hóa và giá trị lần lượt đạt 14,093 triệu tấn và 501,75 tỷ USD[358][363], cảng Cao Hùng là cảng lớn nhất Đài Loan và đứng thứ 13 thế giới về số lượng container (2012)[365]. Các sân bay quốc tế chủ yếu của Đài Loan là sân bay Tùng Sơn Đài Bắc, sân bay Đào Viên Đài Loan, sân bay Thanh Tuyền Cương Đài Trung, sân bay quốc tế Cao Hùng. Năm 2013, tổng cộng có 63 công ty hàng không khai thác các chuyến bay đi và đến Đài Loan, China AirlinesEVA Air nằm trong các hãng chủ yếu có đường bay quốc tế[366]. Ngoài ra còn có 15 sân bay quốc nội, liên kết giao thông với các đảo[367], song lượt vận chuyển hành khách quốc nội bằng máy bay giảm đáng kể từ sau khi Đường sắt cao tốc Đài Loan hình thành[368].

Công ích

Công ty Điện lực Đài Loan đảm nhiệm công tác phát điện, truyền tải điện, điều độ điện của hệ thống cung cấp điện. Công ty này cũng kinh doanh 78 nhà máy phát điện, trong đó có 39 nhà máy thủy điện, 27 nhà máy nhiệt điện, 3 nhà máy điện hạt nhân, và 9 nhà máy phong điện, ngoài ra công ty còn mua điện năng của một số doanh nghiệp tư nhân[369]. Cơ quan Nước Đài Bắc phụ trách cung ứng nước cho khu vực Đài Bắc[370], Công ty Nước Đài Loan phụ trách cung ứng nước cho các khu vực còn lại[371]. Công ty Bưu chính Trung Hoa thành lập vào năm 2003 cung cấp dịch vụ bưu chính, tiền thân của công ty là Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông[372]

Cho đến trước năm 1996, Chunghwa Telecom là công ty duy nhất cung ứng dịch vụ điện tín, sau đó bắt đầu có doanh nghiệp tư nhân tiến vào thị trường này, hiện các đối thủ lớn nhất của Chunghwa Telecom trên thị trường là FarEasTone và Taiwan Mobile[351]. Chunghwa Telecom cũng đã chuyển hướng từ doanh nghiệp quốc doanh sang tư hữu hóa[351], trong năm 2014 có 35,29% cổ phần của công ty thuộc sở hữu của chính phủ[373]. Đài Loan là một trong số các quốc gia châu Á tích cực phát triển công nghệ Internet, đến cuối năm 2008 có trên 7 triệu hộ sử dụng kết nối mạng băng thông rộng[374].

Khoa học kỹ thuật

Vệ tinh Formosat-1.

Khi dời sang Đài Loan vào năm 1949, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cũng mang theo nhân tài học thuật và khoa học kỹ thuật từ Trung Quốc đại lục, làm cơ sở cho phát triển khoa học kỹ thuật về sau[375][376]. Qua nhiều năm phát triển, chiều hướng khoa học kỹ thuật Đài Loan có thể phân thành định hướng khoa học kỹ thuật nông nghiệp sản xuất hoa với đại biểu là lan hồ điệp, kỹ thuật chế tạo định hướng sản xuất truyền thống, khoa học kỹ thuật chuyển đổi mô hình với đại biểu là dệt, và tự thân ra sức phát triển sản xuất công nghệ cao như chất bán dẫn, thiết bị ngoại vi, khoa học kỹ thuật quang điện, truyền thông nổi danh trên thế giới[377]. Ngoài ra, vào tháng 1 năm 1999, sau 10 năm phát triển kế hoạch không gian, Đài Loan hoàn thành phóng vệ tinh Formosat-1, qua đó Đài Loan thiết lập kỹ thuật không gian riêng, và thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước phát triển năng lực linh kiện vệ tinh[378]. Tuy nhiên, chịu ảnh hưởng từ tình trạng sản xuất chuyển dời ra hải ngoại, Đài Loan phải đối diện với các vấn đề như nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế trở nên đa nguyên hơn, nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển khoa học để doanh nghiệp lưu lại Đài Loan.

Từ năm 1980 trở đi, chính phủ thành lập các khu khoa học như Khu Công nghiệp Khoa học Tân Trúc, Khu Công nghiệp Khoa học Nam Bộ và Khu Công nghiệp Khoa học Trung Bộ, ra sức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất công nghệ cao như vi mạch, máy tính, hy vọng có thể thay thế công nghiệp truyền thống bằng công nghiệp tập trung kỹ thuật cao tiêu hao ít năng lượng, ô nhiễm thấp, giá trị gia tăng cao[379]. Ngày nay, công nghệ cao trở thành huyết mạch kinh tế trọng yếu của Đài Loan, rất nhiều công ty tiếp tục phát triển thị trường của mình từ Đài Loan ra toàn cầu, như AcerAsus sản xuất máy tính cá nhân, HTC sản xuất điện thoại di động, doanh nghiệp công nghiệp điện tử Foxconn. Tháng 5 năm 2009, chính phủ tuyên bố trong tương lai chuyển từ chú trọng công nghiệp công nghệ thông tin, chất bán dẫn, truyền thông, bảng điều khiển sang phát triển sáu ngành công nghiệp mới nổi là nông nghiệp thông minh, công nghệ sinh học, chăm sóc y tế, du lịch lữ hành, năng lượng xanh và sáng tạo văn hóa.[380].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đài_Loan http://120.126.122.251/ntpu_dep/user_file/001596.p... http://140.115.123.30/gis/globalc/CHAP0607.htm http://www.taiwanholidays.com.au/taiwan-markets-op... http://tlweb.latrobe.edu.au/humanities/screeningth... http://www.dfat.gov.au/geo/taiwan/taiwan_brief.htm... http://http-server.carleton.ca/~bgordon/Rice/paper... http://orientaldaily.on.cc/cnt/news/20130603/00176... http://www.seismo.ethz.ch/static/gshap/eastasia/ http://niis.cass.cn/upload/2012/12/d20121201092029... http://cpc.people.com.cn/GB/69112/75843/75874/7599...